Ý nghĩa: Rèm hạt gỗ Phúc Lộc Thọ C20
Ông Phúc
- Chữ Phúc treo ngược (Phúc ngược là hàm ý của chữ Hán Việt Phúc đáo lai nghĩa là phúc lại đến, phúc quay lại, một dấu hiệu "chúc may mắn" thường dùng vào năm mới
- Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống "phúc").
Ông Lộc
- Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm gần với lục", tay cầm "cái như ý" hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống "lộc").
Ông Thọ
- Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.
- Tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam: Phật Thích Ca Mâu Ni (Bụt) A-di-đà Phật Dược Sư Đại Nhật Như Lai. Bồ Tát Quán Thế Âm (Quan Âm) Văn-thù-sư-lợi Phổ Hiền Địa Tạng Bồ Tát Đại Thế Chí Bát bộ Kim Cương Di Lặc Phật Mẫu Chuẩn Đề Tăng già. Ma-ha-ca-diếp A-nan-đà Mục Kiền Liên Bồ-đề-đạt-ma Huyền Trang. Đại Thừa Tịnh độ tông Thiền Đát-đặc-la Thần thoại Việt Nam Tín ngưỡng Việt Nam